NGƯỜI CÓ TÍNH TÌNH NÓNG NẢY, ĂN NÓI BỘP CHỘP CẦN NHỚ RÕ ĐIỀU NÀY

Khoảnh khắc con người ta tức giận, chỉ số IQ về zero. Đây là lúc bạn dễ dùng khẩu
ngôn để làm tổn thương người khác. Lời nói ấy có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người khácTrong nhà Phật, khẩu nghiệp được cho là do lời nói gây ra, nó là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… Một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ, ray rứt cả cuộc đời.
Trong cuộc sống hàng ngày, không phải ngày nào cũng làm chuyện thất đức, nhưng việc nói những lời thất đức, thiếu đức, khó nghe và không đứng đắn thì có thể xảy ra mỗi ngày. Tích luỹ qua năm tháng, phúc báo sẽ vì “khẩu nghiệp” mà chạy mất hết. Do vậy Kinh Phật cũng dạy, người nói chuyện không có “khẩu đức”, cả cuộc đời thường gập ghềnh, nhấp nhô, thậm chí rất thê lương....
Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi. Vì thế ngay cả lúc đầu óc tỉnh táo nhất hay lúc tức giận cũng cần ghi nhớ không thể nói những lời này ra. Nếu không “hậu quả” sẽ khó lường…
-Điều thương tâm, đừng gặp ai cũng nói
Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra do lời nói. Khi đang buồn bã, có ý muốn chia sẻ, nhưng nếu gặp bất cứ ai cũng thổ lộ sẽ rất dễ làm cho người nghe bị áp lực tâm lý đồng thời nảy sinh nhiều mối nghi ngờ, cảm thấy nhàm chán. Cái ấn tượng mà bạn tạo ra trong mắt người khác trước đây, cũng sẽ bị mai một, khiến người ta xa lánh vì sợ bạn lại trút khổ lên họ
-Việc của mình, lắng nghe lời khuyên của mọi người
Bất cứ những gì ta nói ra đều có tác động lợi hoặc hại, tốt hoặc xấu, xảy ra ngay tức thì hoặc để lại hậu quả sau này. Vậy nên, những việc của mình nên lắng nghe quan điểm của người ngoài cuộc, một mặt có thể tạo ấn tượng khiêm tốn, mặt khác mọi người sẽ nghĩ rằng bạn là người thấu tình đạt lý.
-Việc không thể làm, thì đừng nói
Nhiều người trong số chúng ta chỉ biết nói mà không biết làm. Người có trí tuệ thường không dễ dãi cam kết những việc ngoài tầm tay. Phải để cho người ta tin rằng bạn nói được thì sẽ làm được.
-Oán trời trách đất cũng là cách làm tổn hại nhanh phúc báo.
Cuộc đời của mỗi con người ai cũng có cho mình những cách tạo nghiệp khác nhau. Người hay phàn nàn, không hài lòng với cuộc sống hiện tại, ích kỷ và ganh ghét đố kỵ thường hay oán trời trách đất. Những người này, thường không trân trọng những gì vốn có của bản thân nên mới cảm thấy bất bình, thông qua cái miệng mà suốt ngày ca cẩm. Đây cũng là một cách làm tổn hại phúc báo rất nhanh, cũng là một dấu hiệu của người bạc mệnh hiện tại hoặc sau này.
-Điều không chắc, nên nói thật thận trọng
Đức Phật đã dạy chúng sinh phải thực hành khẩu nghiệp sao cho không gây nên nghiệp ác, tức là ăn nói phải đúng pháp. Vì vậy, đối với những điều không nắm bắt rõ, nếu bạn không lên tiếng, đôi khi người ta nghĩ bạn đạo đức giả hoặc thiếu hiểu biết, không có chính kiến. Bằng không tốt nhất bạn hãy diễn đạt một cách cẩn thận, mọi người sẽ cảm thấy rằng bạn là một người đáng tin cậy.
-Miệng muốn nói lời hay, lời tốt thì tâm phải tốt, phải đẹp
Thế gian này, miệng người muốn nói lời hay ý đẹp thì trong lòng phải tâm, trong tâm phải hướng phật, vì vậy người đó sẽ phát ra từ trường tốt xung quanh mình. Những thứ tốt đẹp sẽ tìm đến với người này và họ có phúc báo. Vậy hảo tâm là gì? Trước tiên cần biết đủ và biết cảm ơn. Biết đủ là một loại thành tựu. Những người tu hành họ luôn tự hài lòng, đối với hoàn cảnh nào cũng chấp nhận, cũng thấy thỏa mãn và biết ơn. Một người khi đến một thời điểm nào đó họ cảm thấy bình an, người ta sẽ không nói những lời không tốt hay phàn nàn, bởi họ đã thỏa mãn những gì đang có hiện tại.
-Việc gấp, nói từ tốn
Khi ta gặp phải trường hợp khẩn cấp, nếu có thể dằn lòng một phút để suy nghĩ, sau đó nói chậm rãi, không vội vàng hấp tấp thì người nghe cũng sẽ thấy ổn định mà không cuống cuồng, “tá hỏa” theo. Người biết bình tĩnh xử lý ngay trong lúc khẩn cấp, sẽ giúp họ chiếm được niềm tin của người khác, cho thấy bạn là người có năng lực thực sự, khó “xung động” và là chỗ dựa của mọi người xung quanh.
Điều vô căn cứ thì đừng nói hàm hồ
Trên đời nguy hiểm nhất là kẻ ngậm máu phun người, vì thế đừng nói những điều vô căn cứ hoặc thêu dệt. Hãy chứng tỏ mình là người trưởng thành, có nhân phẩm, có gì nói nấy, thành khẩn trong từng lời nói.
-Chuyện của người khác, nói thật cẩn thận
Một khoảng cách an toàn giữa người với người là rất cần thiết với mỗi chúng ta, đừng bình phẩm hay đồn thổi chuyện của người khác mà tạo ra những hiểu lầm tai hại.
-Không nói lời tổn thương người khác
Người xưa đã nói: “Ngôn do tâm sinh” Chúng ta có thể không nóng nảy với người ngoài nhưng lại hay trút giận lên người thân, vì bạn cho rằng người nhà sẽ chấp nhận mọi khuyết điểm của mình. Đây chuyện không nên có đối với gia đình, bạn càng cần phải yêu thương và tiết chế những lời nói cay nghiệt, không đáng có. Nói lời tổn thương người khác thì mình sẽ bị khinh thường.
-Việc của người lớn, nhiều nghe ít luận
Người lớn thường có thói quen không nghe chuyện của trẻ con, cho nên họ không thích những người trẻ bàn luận hay cho nhiều ý kiến về việc của họ. Vì thế, nếu không phải chuyện mà bạn hiểu tường tận thì tốt nhất là ít bàn luận để tỏ sự tôn trọng trưởng bối, khiêm tốn và hiếu học.
Ngoài ra, tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình ./.
- Hình Ảnh Chi Tiết -